Tuyển Dụng Lao Động Nữ Mới Nhất

Ngoài các ngành nghề đặc thù về nữ giới như may mặc, da giày thì đa phần các doanh nghiệp đều hạn chế tuyển dụng lao động nữ. Hoặc nếu có tuyển dụng thì cũng có những yêu cầu thêm về thời gian kết hôn, sinh đẻ…

Vì đâu lại có những hạn chế trong tuyển dụng lao động nữ như vậy? Hãy cùng tuyển dụng lao động theo dõi qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của tuyển dụng lao động nữ

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới. Điều này khẳng định, lao động nữ nước ta đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ nước ta cao hơn mức trung bình thế giới (49%), mức trung bình của khu vực châu Á và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Lao động nữ nước ta đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Theo thống kê trên, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp luôn nằm ở mức xấp xỉ 50%. Điều này cho thấy trong các doanh nghiệp thì các lao động nữ cũng đóng vai trò quan trọng như nam giới, vai trò của nữ giới và nam giới ngày càng bình đẳng. Hơn nữa các doanh nghiệp có các vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng không hiếm.

Như vậy lao động nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng tron nề kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động nữ. Chính vì vậy, việc nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, coi trọng phụ nữ trong lao động, sản xuất và làm chủ doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp bảo đảm quyền con người ở nước ta và trên thế giới.

>>Xem thêm:

Những công việc không được tuyển dụng lao động nữ.

Nhu cầu tuyển dụng lao động.

Những công việc tuyển dụng lao động nữ nhiều nhất

Lao động nữ chiếm hơn 70% lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính như dệt may, da giày và điện tử và 64% lao động trong các khu công nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Ngành dệt may: Ở ngành Dệt May Việt Nam, lao động nữ chiếm hơn 70% tổng số lao động. Đồng nghĩa với sự đóng góp quan trọng của các lao động nữ vào sự phát triển như vũ bão của ngành trong suốt những năm qua. Riêng năm 2018 là năm tăng trưởng “đột biến” của ngành. So với các ngành khác, Dệt May có “tính nữ” cao nhất. Việc phát huy các thế mạnh của lao động nữ sẽ là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công
Lao động nữ làm nên sức mạnh của ngành dệt may
  • Ngành da, giày, túi xách: Ngành dệt may và da giày đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 36,26 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng liên tục và ổn định từ ngành da giày, túi xách luôn đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động, trong đó hơn 80% lao động nữ.
  • Ngành điện tử: khoảng 80% người lao động ở phân khúc dưới của ngành công nghiệp điện tử là lao động nữ, làm việc trong các dây chuyền lắp ráp.
  • Ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản: Trong ngành thủy sản, phụ nữ có vai trò rất lớn, nắm giữ những then chốt thành công của ngành. Họ là thành phần lao động tham gia vào hầu hết các phân khúc của nghề cá bao gồm đánh bắt, nuôi trồng, buôn bán, giám sát, hậu cần và quản lý. 47% trong số 120 triệu người kiếm tiền trực tiếp từ nghề đánh bắt và chế biến thủy sản là phụ nữ. Trong nuôi trồng thủy sản, con số này là 70%.
  • Nhóm ngành dịch vụ: Quản trị du lịch, khách sạn là nhóm ngành đang thu hút nhiều lao động nữ, kể cả trong các lĩnh vực đang thiếu hụt nhân lực như quản trị lữ hành, hướng dẫn viên du lịch. Cũng là một nhóm ngành thu hút lao động nữ, nhóm ngành sư phạm trong đó đặc biệt thiếu nhân lực ở nhóm ngành mầm non, tiểu học.
  • Nhóm nghề mới: Xu hướng nữ hóa lao động ở một số hoạt động kinh tế phi chính thức, dịch vụ, thương mại, nhóm nghề truyền thống đặc trưng hoặc nghề mới như: giúp việc gia đình, dịch vụ nhà hàng, chăm sóc trẻ em đã tạo thêm cơ hội việc làm mới cho phụ nữ.

Những ưu đãi đối với lao động nữ

Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của lao động nữ, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt làm việc không trọn ngày, trọn tuần hoặc giao việc tại nhà. Được từng bước cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần cho lao động nữ.

  • Lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường khi có giấy chứng nhận của thầy thuốc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động .
  • Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ bốn đến sáu tháng, tùy theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng lương, chế độ bảo hiểm xã hội.
  • Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
  • Lao động nữ làm công việc năng nhọc khi có thai đến tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm một số giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Trong thời gian hành kinh, mỗi ngày được nghỉ 30 phút. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.
  • Từ 1-2-2021, lao động nữ đi làm ngày ‘đèn đỏ’ được nhận thêm lương.

Một số hạn chế trong việc tuyển dụng lao động nữ

Chế độ thai sản cho lao động nữ là nỗi niềm của rất nhiều doanh nghiệp

Lao động nữ đóng vai trò chính yếu trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng chỉ hưởng một phần quá nhỏ bé trong giá trị của chuỗi. Trong chính sách tuyển dụng lao động nữ của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Lao động nữ chưa được đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, những lý do như trách nhiệm sinh đẻ và nuôi con nhỏ, mặt khác, mức chi phí đầu tư cho một lao động nữ tăng từ 5% đến 15% so với lao động nam, nên các chủ doanh nghiệp rất hạn chế trong việc tuyển dụng lao động nữ. Một số doanh nghiệp có hiện tượng áp đặt khoảng thời gian tối thiểu làm việc tại doanh nghiệp để lập gia đình hoặc sinh con đối với lao động nữ  nếu được tuyển dụng vào làm việc.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các doanh nghiệp phải thực hiện chi trả thêm các khoản chi phí chế độ, chính sách có tính đặc thù đối với lao động nữ như thai sản, con ốm,… Chính vì vậy, Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn đối với việc tuyển dụng lao động nữ trong các doanh nghiệp, đồng thời, tiếp tục có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động này, trong đó cần thực hiện chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.