Những Vị Trí có Nhu Cầu Tuyển Dụng Lao Động Nước Ngoài Cao Nhất

Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ở nước ta hiện nay như thế nào? Và những ngành nghề nào cần tuyển dụng lao động nước ngoài? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của tuyển dụng lao động.

Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ở nước ta hiện nay

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, thị trường lao động Việt Nam cũng trở lên linh hoạt và đa dạng hơn. Cùng với đó nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng cao, bởi vì những nguyên nhân sau:

  • Đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lao động người nước ngoài vào việt Nam làm việc tăng lên.
  • Cùng với sự phát triển và hội nhập Việt Nam có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới đòi hỏi người lao động nước ngoài có kinh nghiệm và có chuyên môn mới đảm đương được. Nguồn nhân lực trong nước do lĩnh vực mới nên chưa đáp ứng được vì vậy bắt buộc phải tuyển dụng lao động nước ngoài.
Lao động nước ngoài góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta

Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc đem lại rất nhiều lợi ích do doanh nghiệp và nhà nước vì: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh; tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài; góp phần đào tạo nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu.

>>Xem thêm:

Quy định tuyển dụng lao động.

Tuyển dụng lao đông phổ thông tại tphcm.

Tuyển dụng lao động nước ngoài ở vị trí nào?

Số lượng lao động nước ngoài làm việc ở nước ta tăng dần theo các năm. Nếu năm 2013 có 72.172 lao động nước ngoài thì đến năm 2018 có đến 88.845 lao động nước ngoài. Lao động nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở một số thành phố lớn, TP. Hồ Chí Minh là nơi đông nhất chiểm 23,43%, tiếp đó là Hà Nội có khoảng 12,73%.

Một điều đáng chú ý, đa phần các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chủ yếu ở các vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật.

 Tuyển dụng lao động nước ngoài vị trí chuyên gia

Nhu cầu tuyển vị trí chuyên gia chiếm 29,1% . Đối với các vị trí tuyển dụng chuyên gia là lao động nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài.
  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo. Phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Tuyển dụng lao động nước ngoài vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành

Nhu cầu tuyển vị trí  nhà quản lý, giám đốc điều hành chiếm 20,6%.  Lao động nước ngoài muốn được tuyển dụng làm việc tại Việt Nam với vị trí quản lý, giám đốc điều hành thì trước khi sang Việt Nam, người lao động nước ngoài đã từng giữ chức vụ quản lý, giám đốc điều hành hoặc tương đương tại nước ngoài và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài xác nhận về vị trí công việc đó.

Cơ cấu nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ở các vị trí

Tuyển dụng lao động nước ngoài vị trí lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật là những lao động có tay nghề cao, chủ yếu ở các ngành điện; công nghệ tự động; bảo dưỡng công nghiệp, công nghệ thực phẩm, sửa chữa máy móc; vận hành máy móc…Và phải đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng sau:

  • Được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài xác nhận người lao động đã được đào tạo chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí được tuyển dụng.
  • Có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.

Tuyển dụng lao động nước ngoài khác với xuất khẩu lao động sang nước ngoài như thế nào?

Khác với tuyển dụng lao động nước ngoài là tuyển dụng lao động ở nước khác vào Việt Nam làm việc, thì xuất khẩu lao động là là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Xuất khẩu lao động nước ngoài chủ yếu là làm:

  • Cơ khí: Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử…
  •  Chế biến thủy sản: Chế biến cá khô, chế biến thủy sản ướp muối, chế biến thủy sản không gia nhiệt, chế biến hàu, chế biến chả cá…
  • Chế biến thực phẩm với các ngành nghề phổ biến như chế biến xúc xích, thịt nguội, thịt gà, chế biến, đóng gói sản phẩm..
  • Nông nghiệp: Công việc như làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản….Đặc thù công việc này sẽ thoải mái hơn so với việc làm tại các nhà máy, công xương theo dây chuyền.
  •  May mặc: Dệt May May rèm, may công đoạn, may áo vest nam, may ghế ô tô, máy áo sơ mi…
  • Ngành ô tô: Lắp ráp phụ tùng ô tô, sửa chữa ô tô, linh kiện ô tô, bảo dưỡng ô tô,..

Một sự thật đáng buồn là lao động nước ta khi xuất khẩu lao động thì chủ yếu là làm công nhân, ở các vị trí thấp. Cụ thể qua 3 hình thức sau:

  • Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc như lao động phổ thông, sản xuất, giúp việc,…(những công việc ít đòi hỏi về trình độ chuyên môn); chuyên gia; tu nghiệp sinh.
  • Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên từ bậc đại học trở lên;
  • Tu nghiệp sinh: (Mới chỉ có ở Nhật Bản, Hàn Quốc) chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hoá dưới hình thức này nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Những bấp cập trong công tác tuyển dụng lao động  nước ngoài

  • Chất lượng lao động chưa đồng nhất, một bộ phận lao động nước ngoài đang đảm nhận các công việc mà lao động trong nuớc có thể đáp ứng được. Thậm chí, có 2,7% chỉ là lao động chưa qua đào tạo. Những lao động nước ngoài có trình độ thấp lao động chui bằng cách sử dụng giấy thông hành tạm thời để đi theo nhà thầu nước ngoài làm việc tại các công trình/dự án tại Việt Nam; hoặc sử dụng visa du lịch rồi ở lại Việt Nam tìm việc làm.
  • Giảm thu nhập yếu tố thuần trong tổng thu nhập quốc gia. Người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc họ có thu nhập và được chuyển về nước phần thu nhập còn lại kết quả là làm giảm tổng thu nhập quốc gia.
  • Lao động nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam đã du nhập lối sống và văn hoá ngoại lai không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của người Việt, làm sai lệch các chuẩn mực đạo đức, văn hoá truyền thống.
  • Tạo ra sức ép về việc làm, thu nhập cho lao động địa phương do dòng lao động phổ thông lách luật tràn vào.
Nhiều lao động nước ngoài đang lao động chui bất hợp pháp ở nước ta

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của lao động nước ngoài đã bổ sung cho thị trường lao động trong nước trong khi nguồn nhân lực nội địa chưa đáp ứng được. Góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế nước ta.Tuy nhiên, lực lượng này cũng đã mang đến không ít những hệ lụy trong quản lý thị trường lao động.

Giải pháp nào cho tuyển dụng lao động nước ngoài

Để tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường lao động và an ninh việc làm trong thời gian tới các doanh nghiệp và nhà nước cần:

  • Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, quy định chặt chẽ hơn quy trình cấp phép lao động.
  • Rà soát lại quy định về chứng minh trình độ tay nghề của lao động nước ngoài.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật để người lao động nước ngoài hiểu được các quyền lợi và nghĩa vụ của họ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật đối với việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài.
  • Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu về lao động ở địa phương, đặc biệt là nhu cầu của các nhà thầu nước ngoài nhằm thay thế bằng sử dụng trong nước.

Để công tác tuyển dụng lao động nước ngoài diễn ra suông sẻ và đúng với quy định của pháp luật thì lao động nước ngoài và cá nhân người lao động nước ngoài cần chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan để điều kiện tuyển dụng, điều kiện lao động, tránh những rủi ro cho cả hai bên.