Những Quy Định Tuyển Dụng Lao Động Doanh Nghiệp Nào Cũng Nên Biết

Việc tuyển dụng lao động được coi là tiền đề cho quá trình sử dụng lao động. Vì vậy, việc tuyển dụng nhân viên, người lao động không phải có thể được thực hiện tùy tiện, sơ sài mà phải theo quy định pháp luật về tuyển dụng lao động.

Vậy quy định tuyển dụng lao động được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của tuyển dụng lao động sẽ trình bày rõ nội dung trên.

Quy định tuyển dụng lao động là gì?

Quy định tuyển dụng lao động là hệ thông những quy tắc, những tiêu chuẩn, định mức của quá trình tuyển dụng được các doanh nghiệp ban hành dựa trên những quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận. Nó là căn cứ cần thiết để các chủ thể thực hiện hành vi tuyển dụng lao động.

Theo Bộ luật lao động 2012, Chủ doanh nghiệp (hay Người sử dụng lao động) có quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Quy định tuyển dụng lao động là căn cứ cần thiết để các doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng lao động

 

Việc ban hành hệ thống quy định về tuyển dụng lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý điều hành công tác tuyển dụng doanh nghiệp. Để xây dựng và ban hành quy định tuyển dụng hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Cụ thể một quy định tuyển dụng phải đảm bảo các nội dung sau:

  • Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái luật.
  • Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Tính hiệu quả: Quy định tuyển dụng lao động là pháp lý nội bộ cho doanh nghiệp, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. Khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi.

>>Xem thêm:

Luật tuyển dụng lao động.

Quy chế tuyển dụng lao động.

Những quy định mới về tuyển dụng lao động

Ngày 29/08/2014, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, thông tư này hướng dẫn thực hiện về chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm, tuyển lao động, báo cáo sử dụng lao động, lập và quản lý sổ quản lý lao động. Theệp, tổ chức nên nắm bắt rõ thông tư này để thực hiện công tác tuyển dụng đúng như quy định của nhà nước. Một số điểm đáng chú ý của  thông tư sau:

  • Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động.
  • Người lao động đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH. Người lao động có nhu cầu trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động  phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển lao động.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Việc khai trình được thực hiện theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH.
  • Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/Tt-BLĐTBXH..
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động như là: Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu); Trình độ chuyên môn kỹ thuật; Loại hợp đồng lao động…
Thông tư quy định tuyển dụng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014

Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi tuyển dụng lao động?

Nhu cầu việc làm và nguồn cung công việc hiện nay ngày càng nhiều, đặc biệt khi số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam đang trong đà tăng trưởng mạnh. Một số doanh nghiệp khi tuyển dụng vì quá nôn nóng đã bỏ qua những quy định của pháp luật về tuyển dụng, điều này là trái pháp luật và bị xử phạt hành chính.

Để tránh tình trạng trên, trong quá trình tuyển dụng các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

Thông báo công khai thông tin tuyển lao động

Người sử dụng lao động có quyền thông báo trực tiếp qua các hệ thống wesite của doanh nghiệp hoặc mạng xã hội hoặc gián tiếp thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, để tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động.

Trường hợp không thực hiện đúng quy định này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 triệu đồng.

Phải công bố rộng rãi kết quả tuyển dụng

Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động. Để đảm bảo khách quan, công bằng cho những lao động cùng có nhu cầu ứng tuyển.

Nếu có vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Không phân biệt giới tính, quê quán

Người lao động được quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Vì vậy, để quyền lợi này được thực hiện có hiệu quả, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000  đồng nếu có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng lao động (theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 88).

Không thu tiền của ứng viên ứng tuyển

Cũng theo Nghị định 88, cụ thể khoản 3 Điều 1, việc thu tiền của người lao động tham gia ứng tuyển là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vi phạm người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng và trả lại người lao động số tiền đã thu.

Nhà tuyển dụng không được thu tiền của người lao động khi họ ứng tuyển

Theo đó mọi chi phí trong quá trình tuyển dụng là do nhà tuyển dụng chi trả cụ thể có các khoản:

Thông báo tuyển lao động;

  • Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động;
  • Tổ chức thi tuyển lao động;
  • Thông báo kết quả tuyển lao động.

Nếu tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

Chỉ tuyển lao động nước ngoài cho một số vị trí

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động hiện hành, chỉ được tuyển lao động là người nước ngoài khi lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước không đáp ứng được công việc theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, khi tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên rất cơ bản của quá trình tổ chức lao động. Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyển dụng thì doanh nghiệp mới phân tích, đánh giá, phân loại lao động, quy mô, cách thức phân bổ lao động để hoàn thành các mục tiêu, chức năng của đơn vị, yêu cầu quản lý. Muốn thực hiện tốt thì các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện đúng quy định tuyển dụng lao động mà nhà nước ban hành.