4 Nội Dung Chính Của Luật Tuyển Dụng Lao Động Bạn Đã Biết Chưa?

Tuyển dụng lao động là vấn đề vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp, nhà nước đã ban hành LUẬT TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thì phải tuân thủ bộ luật này.

Nội dung của luật tuyển dụng lao động là gì? Hãy cùng tuyển dụng lao động theo dõi bài viết dưới đây.

Luật tuyển dụng lao động ban hành và có hiệu lực khi nào?

Nhà nước ban hành Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP nêu trên.

Luật tuyển dụng lao động ra đời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Ý nghĩa của luật tuyển dụng lao động:

  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
  • Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
  • Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
  • Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
  • Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

>>Xem thêm:

Công ty tuyển dụng lao động phổ thông.

Phiếu đăng ký tuyển dụng lao động.

4 Nội dung chính của luật tuyển dụng lao động

Nắm rõ được 4 nội dung chính của luật tuyển dụng lao động, sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình tuyển dụng. Đồng thời, thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm đáng tiếc xảy ra.

Nội dung thứ nhất về tuyển dụng lao động

  • Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển người lao động Việt Nam.
  • Người lao động có quyền trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc đăng ký tại tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm.

Nội dung thứ hai về thủ tục, trình tự tuyển lao động

  • Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao dộng phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động.
  • Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây: Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;  Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
  • Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
Người lao động nên tìm rõ về luật tuyển dụng lao động để không chịu thiệt thòi khi ứng tuyển
  • Người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.
  • Trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham dự tuyển, người sử dụng lao động, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động yêu cầu.
  • Người sử dụng lao động chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh các khoản chi phí sau đây: Thông báo tuyển lao động; Tiếp nhận, quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động; Tổ chức thi tuyển lao động; Thông báo kết quả tuyển lao động. Trường hợp tuyển lao động thông qua tổ chức dịch vụ việc làm thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền phí dịch vụ việc làm về tuyển lao động cho tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

Nội dung thứ 3 báo cáo sử dụng lao động

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã.
  • Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nội dung thứ bốn là lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động

Người sử dụng lao động lập số quản lý lao động, quản lý và sử dụng số theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Cụ thể như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung mà luật pháp quy định.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi các tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
Cần lưu ý điều gì khi tuyển dụng lao động?

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện tuyển dụng theo luật lao động

Khi tuyển dụng lao động nhà tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.
  • Về độ tuổi của người lao động. Tùy theo độ tuổi của người lao động mà có cách bố trí việc làm phù hợp theo quy định của pháp luật.
  • Những công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng mà pháp luật quy định phải có chứng chỉ kĩ năng hành nghề quốc gia thì nhà tuyển dụng cần yêu cầu người lao động cung cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
  • Không được tuyển nữ vào làm các công việc mà pháp luật có quy định không được sử dụng lao động nữ.
  • Đối với người lao động là người nước ngoài phải tuân thủ theo quy trình tuyển dụng lao động người nước ngoài của pháp luật.
  • Nhà tuyển dụng cần cung cấp các thông tin cho người lao động, đảm bảo rằng họ nhận và hiểu được các điều kiện, yêu cầu mà họ phải đáp ứng khi vào làm việc.
  • Nhà tuyển dụng cần yêu cầu người lao động cung cấp các thông tin cá nhân chi tiết đầy đủ và chính xác.
  • Người sử dụng lao động không được cản trở người lao động giao kết hợp đồng lao động với những người sử dụng lao động khác, miễn là người lao động có thể đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung hợp đồng đã giao kết.

Trên đây là nội dung chính của luật tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành và trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thì phản ánh lại với chúng tôi để tư vấn kịp thời và chi tiết. Tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra.