Nhu Cầu Tuyển Dụng Lao Động Mới Nhất

Tuyển dụng lao động là nhu cầu tất yếu để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vậy nhu cầu tuyển dụng ở nước ta hiện nay như thế nào? Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của tuyển dụng lao động sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn.

Nhu cầu tuyển dụng lao động là gì?

Nhu cầu tuyển dụng lao động là một hiện tượng xã hội phát sinh do nhu cầu tự nhiên của quá trình lao động. Xét về phương diện kinh tế xã hội, tuyển dụng lao động biểu hiện ở việc tuyển chọn và sử dụng lao động phục vụ cho nhu cầu nhân lực trong quá trình lao động. Việc tuyển dụng lao động được coi là tiền đề cho quá trình sử dụng lao động.

Nhu cầu tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ý nghĩa của tuyển dụng lao động:

  • Thông qua nhu cầu tuyển dụng lao động, Nhà nước quản lý được nguồn nhân lực, đảm bảo cho người lao động khả năng lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện hoàn cảnh, tạo điều kiện cho họ làm việc với năng suất cao.
  • Thông qua việc tuyển dụng lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn, sa thải, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần thiết cho đơn vị mình, nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch sản xuất, công tác đã đề ra.
  • Việc tuyển dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền có việc làm và nghĩa vụ lao động của mình.

Tuyển dụng lao động là khâu đầu tiên rất cơ bản của quá trình tổ chức lao động. Các hoạt động phân tích, đánh giá, phân loại lao động, quy mô, cách thức phân bổ lao động để hoàn thành các mục tiêu, chức năng của đơn vị, yêu cầu quản lý …của những người sử dụng lao động chỉ có thể được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả khi thực hiện tốt các hoạt động tuyển dụng.

>>Xem thêm:

Những công việc không được tuyển dụng lao động nữ.

Tuyển dụng lao động nữ.

Cách xác định nhu cầu tuyển dụng

Trước khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng chính thức, người quản lý phải xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng có thể xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như :

Tuyển dụng thay thế:

  • Thay thế nhân viên xin thôi việc, bị sa thải… hoạt động tuyển dụng phải được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo tính liên tục của công việc.
  • Thay thế tạm thời nhân viên đi vắng, bị bệnh… với một hợp đồng lao động có thời hạn (thường là ngắn). Hoạt động này cũng phải được thực hiện gấp rút để đảm bảo tính liên tục của công việc.
  • Thay thế nhân viên được thăng chức, thuyển chuyển hoặc nghỉ hưu… Hoạt động này cần phải được chuẩn bị trước một khoảng thời gian, tốt nhất là trước khi nhân viên cũ rời khỏi chức vụ vì nhân viên cũ có thể giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên trong việc hoà nhập với môi trường công tác.

Tuyển dụng ứng phó:

Hoạt động này thường diễn ra khi doanh nghiệp nhận được khối lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần tuyển dụng lao động trong khoảng thời gian đó.

Tuyển dụng ngẫu nhiên:

Hoạt động này thường xuất phát từ một yêu cầu xin việc của một ứng viên có tiềm năng lớn, của một nhân viên đang làm việc cho đối thủ cạnh tranh, cho khách hàng, cho nhà cung cấp… Đôi khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lại ngẫu nhiên trùng hợp với yêu cầu xin việc.

Tuyển dụng dự án:

Hoạt động này đi đôi với một dự án hay một chương trình của doanh nghiệp tạo ra nhu cầu lao động. Ví dụ một kế hoạch tiếp thị sang thị trường nước ngoài hay một dự án công nghệ cao.

Tuyển dụng thường niên:

Hoạt động này phụ thuộc vào ngân sách và kế hoạch quản lý dự trù nguồn nhân lực. Ở một số tập đoàn lớn, thương lượng ngân sách giữa các giám đốc khu vực và tổng giám đốc thường bao gồm cả dự trù nhân lực và chi phí nhân lực. Kế hoạch này được thiết lập trên cơ sở các hoạt động trong năm tiếp theo, ước tính lượng nhân viên sẽ thôi việc, số vắng mặt…

Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng, bước tiếp theo là hình thành nhu cầu tuyển dụng thông qua mô tả vị trí cần tuyển, đặc điểm của ứng viên, và các kế hoạch sau khi tuyển được người thích hợp.

Các nhóm nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao?

Nhu cầu tuyển dụng cao tập trung ở các nhóm nghề có nhân lực cao như:

  • Kinh doanh – Bán hàng (22,65%): Đây là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Nhân viên bán hàng, nhân viên thu mua, bán hàng siêu thị, nhân viên kinh doanh, cửa hàng trưởng, trưởng nhóm bán hàng, giám sát bán hàng, bán hàng online, sales admin, kinh doanh xuất nhập khẩu,…với lương bình quân từ 5 – 20 triệu đồng/tháng cùng với các điều kiện đảm bảo về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phúc lợi khác theo đúng quy định pháp luật.
Ngành kinh doanh bán hàng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất
  • Điện tử – Công nghệ thông tin (8,17%): Nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ điện tử, giám sát kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật, nhân viên IT, lập trình viên, bảo mật mạng, lập trình ứng dụng di động, lập trình game, lập trình thiết kế game 3D, lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế và quản trị website, nhân viên kỹ thuật thiết bị mạng,…
  • Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán (8,17%): Nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, hỗ trợ tín dụng, giám sát tài chính, kế toán trưởng, kiểm toán, thanh toán thẻ quản lý nợ, phát triển kinh doanh ngân hàng điện tử,…
  • Kinh doanh tài sản – Bất động sản (6,37%): Chủ yếu là nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên môi giới bất động sản,…
  • Cơ khí – Tự động hóa (5,28%): Nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Thiết kế, nhân viên lắp đặt, chuyên viên tư vấn, vận hành, kỹ thuật sửa chữa, lập trình gia công máy CNC và quản lý, điều hành,…
  • Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng (5,95%): Nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên trực tổng đài, chuyên viên tư vấn khách hàng, nhân viên chăm sóc quầy hàng,…
  • Dịch vụ – Phục vụ (4,97%): Nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí: Nhân viên tạp vụ, vệ sinh công nghiệp, phụ bếp ăn, nhân viên vệ sinh các căn hộ, bảo vệ, giao nhận hàng hóa, nhân viên soát vé,…

Ảnh hưởng của đại dịch Covid–19 đến nhu cầu tuyển dụng

Đầu năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tại các doanh nghiệp. Theo thống kê 2 % số doanh nghiệp đã giải thể,  20 % số doanh nghiệp được hỏi đã dừng hoạt động, 76% số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng không cân đối được thu – chi. Chỉ có 2% số doanh nghiệp nói rằng tạm thời chưa bị tác động. Qua cuộc khảo sát, 81% số doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất là đứt đơn hàng, không có hợp đồng mới.

Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp ngay lập tức. Điển hình là các ngành về bán lẻ, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ về giáo dục, dệt may…các doanh nghiệp này buộc phải cho lao động làm việc luân phiên, nghỉ không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động, cho lao động thôi việc hoặc chuyển đổi ngành, lĩnh vực hoạt động phù hợp với xu thế và đương nhiên không có nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, cũng có những ngành không những không bị ảnh hưởng, thậm chí dịch bệnh đã tạo ra cú hích cho các doanh nghiệp phát triển do nhu cầu tăng vọt. Đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin như thương mại điện tử, ngân hàng số, giáo dục trực tuyến, bảo hiểm…. nhu cầu của thị trường tăng mạnh trong thời gian đại dịch. Kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động cũng tăng theo.

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao vào dịp cuối năm

Việc kiểm soát được dịch COVID-19 trong nước, vì vậy giai đoạn cuối năm, nhiều doanh nghiệp đã khôi phục sản xuất kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao. Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động ở nhiều lĩnh để tăng tốc sản xuất phục vụ hàng Tết và các đơn hàng đã ký kết. Đây là cơ hội cho người lao động mất việc, thất nghiệp có việc làm hay sinh viên có nhu cầu làm thêm để có thêm thu nhập.

Nhu cầu tuyển dụng tăng cao vào cuối năm

Dự báo trong những tháng cuối năm có khoảng 62.000-65.000 nhu cầu tuyển dụng, tập trung ở các nhóm nghề: Kinh doanh, thương mại; dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; chế biến lương thực, thực phẩm; dịch vụ phục vụ; công nghệ thông tin, bưu chính, viễn thông; điện, điện tử, điện lạnh; dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm…Trong số đó, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo chiếm 85,26%, bao gồm: ĐH chiếm tỉ lệ 20%, CĐ chiếm 20%, trung cấp chiếm 31% và sơ cấp chiếm 14,26%.

Nhu cầu tuyển dụng tăng cao nhưng nguồn lao động khan hiếm:

  • Thời điểm dịch bệnh xảy ra, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn và cho lao động làm việc luân phiên, nghỉ việc không lương hoặc nghỉ việc có chế độ. Nhiều doanh nghiệp sau khi phục hồi sản xuất đã nhận lại số lao động đã nghỉ trước đây nên phần lớn người lao động tìm được việc làm trở lại.
  • Mặt khác, đối với lao động ở các doanh nghiệp giải thể đã tìm được việc làm mới hoặc đăng ký học nghề, tìm công việc khác nên lực lượng lao động phổ thông không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
  • Tâm lý sau một năm làm việc, lao động sẽ chờ để được thanh toán hết chế độ lương hoặc thưởng Tết rồi mới quyết định nghỉ việc và tìm nơi làm mới.
  • Nhiều trang tin giới thiệu việc làm kém hiệu quả, gây nhiễu loạn thông tin.

Thực trạng này gây khó khăn cho doanh nghiệp, khiến nhà tuyển dụng phải dùng nhiều hình thức để tiếp cận người lao động, đặc biệt là qua mạng internet. Như vậy việc xác định nhu cầu tuyển dụng là rất quan trong và tùy thuộc vào tình hình kinh tế thị trường mà doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.