Quy Trình Tuyển Dụng Lao Động Nước Ngoài Mới Nhất

Trong quá trình hội nhập và phát triển, lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng nhiều.Vậy quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài có khác gì so với quy trình tuyển dụng lao động trong nước không? Nó gồm những bước nào? Hãy cùng tuyển dụng lao động tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao lại tuyển dụng lao động nước ngoài?

Việt Nam là một trong những nước áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất hiệu quả nhất khu vực. Việc ứng dụng các phát minh hiện đại, máy móc thông minh vào tròn sản xuất giúp tăng năng xuất lên rất nhiều lần, rút ngắn được thời gian sản xuất. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực do yêu cầu cao về trình độ chuyên môn nên lao động trong nước không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bắt buộc phải tuyển dụng lao động nước ngoài, để đạm nhận các vị trí quan trọng như kỹ thuật điều hành, giám đốc, kỹ sư…

Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài ở nước ta ngày càng cao

Muốn tuyển dụng lao động nước ngoài các doanh nghiệp, công ty,..phải đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Đối với các tổ chức cá nhân: Chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Đối với tổ chức nước ngoài: Trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>Xem thêm:

Cách thức tuyển dụng lao động phổ thông.

Hồ sơ tuyển dụng lao động.

Những đối tượng lao động nước ngoài nào được tuyển dụng?

Lao động nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam theo những hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động.
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
  • Chào bán dịch vụ.
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tình nguyện viên.
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài

Khác với quy trình tuyển dụng lao động trong nước, tuyển dụng lao động nước ngoài phức tạp và rắc rối hơn rất nhiều.

Bước 1: Giải trình để xin chấp thuận tuyển dụng lao động nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải làm công văn báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng loa động nước ngoài. Sau đó, gửi cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi người nước ngoài làm việc để xin chấp thuận. Văn bản báo cáo phải đáp ứng đủ những yêu cầu của nhà nước về điều kiện tuyển dụng lao động. Hồ sơ của văn bản gồm:

  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy phép con của doanh nghiệp (nếu có);
  • Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động tại doanh nghiệp.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng lao động nước ngoài

Thông báo tuyển dụng lao động nước ngoài là việc bắt buộc phải làm trước thời hạn nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động 1 tháng. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức có thể đăng thông báo tuyển dụng bằng 6 cách thức tuyển dụng lao động: qua phát tờ rơi, qua giới thiệu, qua các trang mạng xã hội, qua các trang web tuyển dụng, qua các trung tâm giới thiệu việc làm..

Trong trường hợp người lao động người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì giữa hai công ty phải có văn bản thỏa thuận, thay cho thông báo tuyển dụng.

Bước 3: Gửi thư mời người lao động và xin visa lao động cho người nước ngoài

Khi đã tuyển dụng được lao động nước ngoài thì phải thông báo cho họ kết quả và xin visa cho họ. Đối với những lao động nước ngoài chưa nhập cảnh vào Việt Nam. Việc xin visa sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Lao động nước ngoài có quốc tịch của quốc gia được pháp luật Việt Nam cho phép nhập cảnh và lưu trú trong một thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục đóng phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh. Doanh nghiệp sẽ thông báo cho người nước ngoài được biết và bảo lãnh xin visa 3 tháng cho họ theo loại visa B4 để đợi xin giấy phép lao động.
  • Trường hợp thứ hai, là trường hợp người nước ngoài không được miễn thị thực. Trường hợp này, doanh nghiệp tiến hành gửi thư mời và yêu cầu người nước ngoài tự xin visa lao động (B4) để vào Việt Nam.

Những người lao động nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam rồi thì phải tiến hành thủ tục chuyển đổi hình thức visa sang visa lao động (Bước 4) nếu chưa thuộc loại này.

Quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài phức tạp và rất nhiều thủ tục

Bước 4: Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tiến hành tại Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nơi chi nhánh của doanh nghiệp đặt trụ sở chính nếu người nước ngoài làm việc tại chi nhánh. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau:

  • Công văn chấp thuận sử dụng lao động ngước ngoài (kết quả bước 1).
  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
  • Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Bằng cấp.
  • Văn bản xác nhận  kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài cho vị trí làm việc ở Việt Nam.
  • 03 ảnh (4×6 quốc tế, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu/Pasport nguyên cuốn.
  • Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Các giấy tờ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.

Bước 5: Thông báo bắt đầu sử dụng lao động nước ngoài

Cuối cùng là thông báo bắt đầu sử dụng lao động nước ngoài. Doanh nghiệp thông báo tới Sở lao động thương binh và xã hội khi bắt đầu sử dụng lao động.

Những hạn chế trong quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài

  • Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp tại Việt Nam là không lớn, chiếm thị phần lao động rất nhỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường xuyên “lạm dụng” việc này để tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc trái phép tại Việt Nam. “Chiêu” lách luật mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tuyển dụng lao động dưới 3 tháng, rồi “quay vòng” để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ và thủ tục liên quan.
  • Hai là, hạn chế xuất phát từ các quy định của pháp luật: Tuyển dụng lao động nước ngoài và làm việc ngắn hạn tại Việt Nam còn nhiều lỗ hỗng. Chính là các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục kiểm duyệt các đối tượng lao động ngắn hạn.

Đối với người lao động nước ngoài vi phạm các quy định của nhà nước về quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài thì bị xử lý như sau:

Trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam khi:

  • Làm việc không có giấy phép lao động theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • Sử dụng giấy phép lao động hết thời hạn.
Lao động nước ngoài có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam

Phạt hành chính đối với người sử dụng lao động vi phạm một trong những hành vi sau đây:

  • Không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước:
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng
  • Sử dụng lao động nước ngoài làm việc không có GPLĐ, không có giấy xác nhận miễn GPLĐ hoặc sử dụng GPLĐ hết hạn:
  • Vi phạm từ 01 đến 10 người: 30.000.000 đến 45.000.000 đồng
  • Vi phạm từ 11 đến 20 người: 45.000.000 đến 60.000.000 đồng
  • Vi phạm từ 21 người trở lên: 60.000.000 đến 75.000.000 đồng

Như vậy trước khi nhà lao động muốn tuyển dụng lao động nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì phải tìm hiểu kỹ những quy định của pháp luật. Nghiêm túc thực hiện quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.